Hiện nay, hầu như sinh viên khi bắt đầu đi học đại học đều muốn tìm công việc làm thêm để phụ giúp gia đình và trang trải cuộc sống. Và rất nhiều sinh viên lựa chọn đi làm part-time. Một trong những công việc mà sinh viên hay lựa chọn nhất vì không yêu cầu trình độ, kỹ năng quá cao chính là nhân viên chạy bàn tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,…

Vậy nhân viên chạy bàn là ai? Công việc chính của nhân viên chạy bàn là gì? Để trở thành nhân viên chạy bàn giỏi, nhanh nhẹn cần có những kỹ năng gì? Trung tâm Giúp việc Hồng Doan đã tìm hiểu rất kỹ và mong muốn được chia sẻ với các bạn tất cả những thông tin cơ bản về nhân viên chạy bàn qua bài viết dưới đây.

Nhân viên chạy bàn là ai?

Nhân viên chạy bàn hay còn được gọi với tên phổ biến là nhân viên phục vụ, bồi bàn, hầu bàn, là những người được thuê để làm công việc bưng bê, phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách hàng tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,… khi khách hàng yêu cầu.

Thời xa xưa, nhân viên chạy bàn của người Hoa được gọi là tiểu nhị. Tiểu nhị là người thường xuất hiện với hình ảnh chiếc khăn vắt trên vai và đầu đội mũ bếp chào đón khách hàng khi đến với quán, bưng, mời trà và ghi lại thực đơn của khách hàng. Nhân viên chạy bàn cũng sẽ được nhận thêm những khoản tiền bo từ khách hàng nếu phục vụ chu đáo, khiến khách hàng hài lòng.

Nhân viên chạy bàn hay còn được gọi với tên phổ biến là nhân viên phục vụ, bồi bàn, hầu bàn, là những người được thuê để làm công việc bưng bê, phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách hàng tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,… khi khách hàng yêu cầu.

Nhân viên chạy bàn hay còn được gọi với tên phổ biến là nhân viên phục vụ, bồi bàn, hầu bàn, là những người được thuê để làm công việc bưng bê, phục vụ đồ ăn, đồ uống cho khách hàng tại các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,… khi khách hàng yêu cầu.

Công việc chính của nhân viên chạy bàn

Nhân viên chạy bàn đảm nhiệm công việc chính là phục vụ những khách hàng dùng bữa, dùng đồ uống tại nhà hàng, quán ăn,… Vị trí này là vị trí rất quan trọng nên nhân viên chạy bàn có yêu cầu rất khắt khe. Nhân viên chạy bàn cần có nghiệp vụ nghề nghiệp và những tố chất phục vụ cho công việc. Công việc chính của nhân viên chạy bàn cụ thể như sau:

Công việc đầu ca làm việc

Thay đồng phục đảm bảo an toàn, tiêu chuẩn về vệ sinh và tác phong theo quy định của mỗi nhà hàng, quán ăn quy định.

Dọn dẹp và vệ sinh dụng cụ ăn uống để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh như những vật dụng: chén, đĩa, thìa, cốc,…

Chuẩn bị khăn ăn và giấy ăn gấp gọn gàng ngay ngắn trên bàn ăn.

Set up lại toàn bộ bàn ăn và bàn tiệc theo đúng quy định phong cách nhà hàng đưa ra và trưng bày đầy đủ những dụng cụ và vật trang trí cần thiết.

Quy trình phục vụ

Nhân viên chạy bàn tiếp nhận khách hàng từ bộ phận của Hostess.

Giới thiệu menu nhà hàng từng món ăn đến đồ uống. Tư vấn để khách hàng lựa chọn được những món ăn, đồ uống theo yêu cầu.

Tiếp nhận thông tin và lựa chọn của khách hàng, sau đó xác nhận lại với khách hàng chính xác những món ăn và đồ uống cùng những dịch vụ đi kèm.

Chuyển thông tin khách hàng yêu cầu đến các bộ phận thu ngân, bếp và bar.

Phục vụ đồ ăn, thức uống và đảm bảo đúng bàn, đúng khách, đúng thứ tự.

Rót rượu hay châm rượu, phục vụ thêm gia vị và bổ sung order nếu khách hàng có yêu cầu.

Đáp ứng những nhu cầu của khách hàng một cách nhiệt tình và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Hỗ trợ trực tiếp xử lý những sự cố phát sinh trong quá trình khách hàng dùng bữa như: khách làm đổ thức ăn, nước uống, làm vỡ bát, đĩa hay cốc trong quá trình dùng.

Thanh toán cho khách hàng theo đúng thông tin khách hàng order và tiêu chuẩn của nhà hàng.

Tiễn khách và chào tạm biệt khách hàng.

Nhân viên chạy bàn đảm nhiệm công việc chính là phục vụ những khách hàng dùng bữa, dùng đồ uống tại nhà hàng, quán ăn,…

Nhân viên chạy bàn đảm nhiệm công việc chính là phục vụ những khách hàng dùng bữa, dùng đồ uống tại nhà hàng, quán ăn,…

Phục vụ room service

Nhân viên chạy bàn tiếp nhận thông tin những dịch vụ từ room service đến order taker từ bộ phận.

Set up xe đẩy và phục vụ yêu cầu của khách hàng.

Chuẩn bị rượu và thức uống tại quầy bar, nhận món ăn từ bếp được che đậy bằng vật dụng quy định.

Nhận lại bill thanh toán từ thu ngân và kiểm tra lại thông tin.

Di chuyển xe đẩy phục vụ đến phòng khách hàng và thực hiện quá trình phục vụ room service tại phòng khách.

Kiểm soát, bảo quản vật dụng

Kịp thời bổ sung và đảm bảo những khu vực để dụng cụ phục vụ cho quá trình dùng bữa cần có đầy đủ dụng cụ cơ bản như chén, đĩa, muỗng, thìa, dao, ly và decanter.

Bảo quản công vụ và dụng cụ để bàn, báo cáo lại nếu thấy tình trạng hư hỏng, sứt mẻ hay thiếu hụt số lượng.

Công việc cuối ca

Nhân viên chạy bàn cần báo cáo và thực hiện giám sát các ca, thực hiện quá trình quản lý những vấn đề xảy ra trong công việc.

Làm ca sáng kết thúc phải thực hiện bàn giao công việc sau khi kết thúc.

Nếu làm ca tối cần thực hiện quá trình vệ sinh ca khi hoàn tất.

Phục vụ đồ ăn, thức uống và đảm bảo đúng bàn, đúng khách, đúng thứ tự.

Phục vụ đồ ăn, thức uống và đảm bảo đúng bàn, đúng khách, đúng thứ tự.

Một số công việc khác

Hỗ trợ các bộ phận khác phục vụ khách hàng khi số lượng khách hàng đông, trực tiếp xử lý những sự cố phát sinh và báo cáo với cấp trên nếu sự cố đó vượt quá quyền hạn và không đủ khả năng khắc phục.

Thực hiện triển khai những chương trình marketing.

Tham gia cuộc họp đầy đủ và báo cáo, ghi nhận ngay phản hồi từ khách hàng.

Thực hiện triển khai sửa chữa, thay đổi phong cách từ báo cáo phản hồi.

Nhiệt tình tham gia những khóa nghiệp vụ khách hàng mà nhà hàng tạo điều kiện.

Những công việc khác được cấp trên giao phó.

Những kỹ năng cần có của nhân viên chạy bàn

Kỹ năng giao tiếp

Ngành dịch vụ là môi trường lý tưởng để học hỏi kỹ năng giao tiếp mà ai cũng cần có. Nhân viên chạy bàn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng có thiện cảm với nhà hàng tốt hơn.

Nhân viên chạy bàn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng có thiện cảm với nhà hàng tốt hơn.

Nhân viên chạy bàn có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến khách hàng có thiện cảm với nhà hàng tốt hơn.

Kỹ năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp nhân viên chạy bàn có thể phục vụ khách nước ngoài một cách dễ dàng và tự tin.

Kỹ năng giải quyết tình huống

Bất kỳ công việc nào cũng sẽ có những lúc gặp phải một vài vấn đề không đáng có. Nếu nhân viên chạy bàn nhanh nhẹn giải quyết những vấn đề đó một cách linh hoạt, ắt hẳn bạn sẽ được đánh giá cao hơn đội ngũ nhân viên trong cửa hàng.

Quy trình đào tạo nhân viên chạy bàn

Đào tạo nhân viên chạy bàn nói chung đều phải tuân theo 1 quy trình rõ ràng. Theo đó, quy trình đào tạo nhân viên chạy bàn bao gồm các bước cơ bản như sau:

Lập kế hoạch đào tạo

Việc lập kế hoạch đào tạo nhân viên chạy bàn phải được thực hiện một cách bài bản, cụ thể là đào tạo về: kiến thức về thực đơn các món ăn, thức uống; số bàn phục vụ, khu vực quầy bar; vị trí bếp nấu, tủ đá, khu vực để rượu; cách chào đón khách đến, tiễn khách về; thái độ phục vụ khách; cách bưng bê món nóng, món nguội,… Việc chuẩn bị kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu thì quá trình đào tạo nhân viên chạy bàn càng nhanh chóng và hiệu quả bấy nhiêu.

Giải đáp thắc mắc cho nhân viên

Với những nhân viên chạy bàn mới vào nghề, họ sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Người phụ trách đào tạo phải giúp họ làm rõ tất cả những vấn đề mà họ muốn biết. Bên cạnh đó, người phụ trách đào tạo cũng có thể cung cấp thêm các tài liệu nghiệp vụ nhà hàng để nhân viên chạy bàn tự tìm hiểu thêm.

Với những nhân viên chạy bàn mới vào nghề, họ sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Người phụ trách đào tạo phải giúp họ làm rõ tất cả những vấn đề mà họ muốn biết.

Với những nhân viên chạy bàn mới vào nghề, họ sẽ có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Người phụ trách đào tạo phải giúp họ làm rõ tất cả những vấn đề mà họ muốn biết.

Kiểm tra trình độ của nhân viên

Để biết được khả năng tiếp thu của nhân viên chạy bàn mới, người phụ trách đào tạo có thể đặt ra những câu hỏi để kiểm tra vào một thời điểm bất kỳ, không báo trước, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để quá trình đào tạo hiệu quả hơn.

Thực hành

Người phụ trách đào tạo có thể đóng vai trò là khách hàng để xem quá trình phục vụ của nhân viên chạy bàn như thế nào, đưa ra những tình huống thường gặp để xem họ giải quyết ra sao,… giúp họ sửa đổi những sai sót dù là nhỏ nhất.

Tạo không gian làm việc cho nhân viên

Khi nhân viên chạy bàn đã học được những nghiệp vụ cơ bản thì người phụ trách đào tạo hãy tạo không gian để họ được làm việc, thực hành những kiến thức đã học được trong quá trình đào tạo.

Khi nhân viên chạy bàn đã học được những nghiệp vụ cơ bản thì người phụ trách đào tạo hãy tạo không gian để họ được làm việc, thực hành những kiến thức đã học được trong quá trình đào tạo.

Khi nhân viên chạy bàn đã học được những nghiệp vụ cơ bản thì người phụ trách đào tạo hãy tạo không gian để họ được làm việc, thực hành những kiến thức đã học được trong quá trình đào tạo.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nghề nhân viên chạy bàn. Bạn thấy đó, muốn trở thành nhân viên chạy bàn không hề dễ dàng nhưng cũng không quá khó nếu bạn thực sự muốn học tập. Mong rằng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu được công việc của nhân viên chạy bàn và tiếp tục rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cho mình.